Tin tức

SỰ KẾT HỢP GIỮA ÂM THANH VÀ THIẾT KẾ NỘI THẤT

nội thất và âm thanh

Qua quá trình khảo sát và thi công thực tế, chúng tôi thấy vấn đề tồn tại hiện nay giữa các kỹ thuật âm thanh ánh sáng với các nhà thiết kế nội thất chính là sự kết hợp, và sự nhận định từ Chủ đầu tư.

movie room soundproof

Chính vì không có sự ngồi lại và bàn bạc cùng nhau giữa Chủ đầu tư với Kỹ thuật âm thanh và Nhà thiết kế nội thất, nên rất nhiều công trình, dự án tốn kém cả hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng nhưng không mang lại hiệu quả âm thanh thực sự, dù cho thiết bị có tốt mấy chăng nữa, công năng tầm cỡ đến mấy đi nữa, và kiến trúc có hoành tráng ra sao.

Home studio

Và thường thì cái lỗi kém hiệu quả ấy lại được cho rằng do âm thanh nhiều hơn. Nhưng thực tế lại cần có sự kết hợp với thiết kế nội thất. Chẳng hạn như vật liệu chống phản âm, tán âm, tiêu âm, hướng đặt loa liên quan đến cấu trúc nội thất, …

Lấy ví dụ đơn giản: các bạn đang ngồi trong một văn phòng công ty, chỉ có bàn ghế gỗ, hội họp với 8 – 10 đồng nghiệp, và môi trường bên trong thì vang vọng. Vậy khi bạn muốn tập trung nói chuyện với một người, thực sự rất khó để họ tập trung lắng nghe toàn bộ giọng nói của bạn.

Vậy sự ảnh hưởng âm thanh đó có phải do chính bạn tạo ra hay môi trường, vật thể, vật liệu bên trong căn phòng ấy tạo ra?

Nói theo cách khác, âm thanh cũng như giọng nói vậy. Chúng ta cần lựa chọn thiết bị âm thanh phối hợp với sự lựa chọn các vật liệu trong thiết kế nội thất, và sự cẩn trọng trong khâu xây dựng công trình, thi công nội thất để tạo ra sự hài lòng cho đôi mắt và sự dễ chịu cho đôi tai của Chủ đầu tư.

Thêm vào đó, để tối ưu chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả từ sự kết hợp giữa âm thanh và kiến trúc công trình, giá trị âm thanh phải được xem xét cả ở giai đoạn thiết kế cũng như giai đoạn xây dựng / trang trí nội thất.

home cinema

Để đạt được sự hài hòa giữa 2 mảng thiết kế khác nhau như vậy, chúng ta cần xem xét những điểm sau đây:
1. Đối tượng sử dụng không gian đó như thế nào, mục đích gì?
2. Sự tương tác, riêng tư, và yếu tố môi trường.
3. Môi trường âm thanh cả bên trong lẫn bên ngoài.
4. Ảnh hưởng của bề mặt vật liệu, đồ đạc và nội thất.
5. Lựa chọn các thiết kế để giúp tăng cường hiệu quả âm thanh.
6. Loại tấm cách âm, tiêu âm nào tốt nhất tùy theo mục đích.
7. Yếu tố thuận lợi và hài lòng của con người trong môi trường đó.
8. Những hạn chế về chi phí hoặc những ảnh hưởng bên ngoài khác.
9. Tùy vào concepts thiết kế nội thất mà Kỹ thuật âm thanh sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu nhất (chọn loại loa, vị trí đặt loa, …)

speaker setup

Qua đó có thể thấy rằng sự phối hợp tổng thể của tất cả các giai đoạn đều rất quan trọng để có được một môi trường hài hòa về tai và mắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *