Tin tức

ĐÔI TAI TRONG VIỆC CẢM NHẬN ÂM THANH

ear sound wave

TAI (THE EAR)

Tai là một trong những giác quan duy nhất không bao giờ ngừng nghỉ. Bạn có thể nhắm hai mắt để không phải nhìn thấy hay va chạm những thứ khác, nhưng bộ não lại xử lý âm thanh thường xuyên.

listen-to-music-keeping-close-the-eyes
brain wave

Theo một số nghiên cứu nhất định, tần số âm thanh ảnh hưởng đến sóng não. Thí dụ, những mô hình phức tạp về âm nhạc của Beethoven kích thích não bộ và do đó cải thiện quy trình suy nghĩ, giúp bạn giữ lại thêm nhiều thông tin.

Mặc dù khó xác minh cho định kiến này, nhiều người sẽ cho bạn biết rằng họ có phản ứng mạnh mẽ với âm nhạc họ đã nghe, thậm chí có thể là niềm đam mê với âm nhạc. Điều đó cho thấy âm nhạc ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ. Ví dụ, những thể loại nhạc đơn giản thì càng dễ thư giãn, trong khi những thể loại âm nhạc phức tạp thì lại tạo nên sự kích thích.

Âm thanh có thể tạo một giác quan mạnh mẽ đến kinh ngạc, và không chỉ cho động vật ”nhìn thấy” bằng cách sử dụng sóng siêu âm (sonar), như cá heo và dơi. Tại Dorset, Vương Quốc Anh, có cậu bé mù 7 tuổi điều hướng bằng cách sử dụng hàng loạt những tiếng lách cách. Kỹ thuật này gọi là định vị bằng tiếng vang (echolocation) và đã phát triển ở Califonia; nó dựa trên hiệu ứng Doppler, được định nghĩa như sau:

  • Khi một đối tượng đang chuyển động xa khỏi bạn, nó tạo ra một âm vực thấp (low pitch).
  • Và khi đối tượng đó di chuyển đến bạn gần hơn, nó tạo ra âm vực cao hơn (high pitch).
song-sieu-am-sonar
dinh-vi-bang-tieng-vang-echolocation

Sử dụng kiến thức này và thực hành thật nhiều, những người đã tập định vị bằng tiếng vang (echolocation) có thể xác định được chiều cao, chiều rộng, và vị trí của đối tượng cụ thể. Thậm chí, trong vài trường hợp, còn có thể đoán mật độ của nó.

Một kỹ thuật như thế này cho thấy cách chúng ta có thể sử dụng và khai thác sức mạnh của tần số ra sao, và tầm quan trọng của việc chăm sóc thính giác của chúng ta. Hơn thế nữa là tần số âm thanh có ảnh hưởng đến những kết quả mà chúng ta đạt được hay là tác động đến mọi thứ chúng ta làm.

CHÚNG TA CÓ NGHE GIỐNG NHAU KHÔNG?

nguong-nghe-cua-tai-nguoi

Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này là không.

Không phải là tai chúng ta hoạt động khác nhau; đúng hơn, do vài yếu tố như kích cỡ tai và mức độ tổn thương, dải tần số của mỗi người nghe có khác nhau đôi chút.

Thí dụ, nếu bạn thuận tay phải và là một tay chơi trống trong suốt cuộc đời, có thể nhận thấy, tai trái của bạn không thể nghe tốt tần số 1,5kHz.

Nhận thức về âm thanh của bạn cũng phụ thuộc vào bạn nghe ra sao. Bạn đã bao giờ nghe một album và tự nghĩ, cymbal nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng sau đó nhận ra rằng những người khác không đồng ý? Điều này là do thính giác, ở mức độ nào đó, điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm. Đặc biết với kỹ thuật âm thanh, họ cần rèn luyện cách nghe để tách biệt và phân loại âm thanh ngay trong đầu của họ, và kỹ thuật âm thanh phải xác định hướng nó đang đến.

TAI HOẠT ĐỘNG RA SAO?

cau-tao-tai

Tai bao gồm ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Khi nghe âm thanh lần đầu tiên, tai ngoài (pinna) đón nhận âm thanh và rót vào trong ống tai (ear canal). Sau đó, khi đi qua ống tai, âm thanh chạy đến màng nhĩ (ear drum) – đó là biên giới tai ngoài và tai giữa.

Tai giữa bao gồm ba xương được gọi chúng là xương nhỏ, nhưng gọi riêng có tên là xương búa (hammer), xương đe (anvil) và bàn đạp (stirrup). Khi âm thanh làm màng nhĩ rung động, rung động từ trống chuyển giao cho búa, búa rung đe, và sau đó đe chuyển những rung động này đến xương bàn đạp.

Ốc tai, trông giống như vỏ ốc sên, là tai trong. Bên trong ốc tai chứa đầy chất lỏng và tế bào lông nhỏ. Khi chất lỏng phản ứng với các rung động từ tai giữa, những sợi lông nhỏ bé này di chuyển. Chuyển động của tế bào lông được chuyển thành tín hiệu điện và được thu nhận bởi dây thần kinh thính giác (auditory nerve), từ đó sẽ gởi tín hiệu tới não. Sau đó, não thông dịch những xung điện này thành những gì chúng ta cảm nhận được, gọi là âm thanh.

TAI VÀ TẦN SỐ

Đáp ứng tần số của tai không bao giờ bằng phẳng (flat). Tai của chúng ta được rèn luyện để nghe tiếng nói, do đó, tai chúng ta nghe được tốt nhất từ 1kHz đến 5kHz, với một số thay đổi tuỳ thuộc vào từng người. Đây là những tần số cho phép chúng ta nghe rõ, nếu bạn không nghe đủ dải tần số, bạn có thể phân biệt được tiếng nói, nhưng bạn sẽ không thể hiểu họ đang nói về cái gì.

muc-do-mat-thinh-luc

NHẬN THỨC VỀ ĐỘ LỚN

nguong-nghe-cua-tai-nguoi

Tai là một cơ quan rất nhạy cảm.

Các chuyên gia nói rằng 85 – 90dB SPL (Sound Pressure Level – Mức Áp Suất Âm Thanh) là mức nghe an toàn. Tuy nhiên, khi bạn xem xét tiếng động trung bình phát ra từ máy cắt cỏ là 90 dB SPL, thật là không thực tế khi mong đợi rằng tất cả quy mô âm nhạc nên nằm trong phạm vi này. Sự thật, 90dB SPL là điểm bạn bắt đầu có sự cảm nhận âm nhạc, điểm mà bạn có thể thấy những rung động ở chân. Hầu hết show ca nhạc đều vào khoảng 100-110dB SPL, mặc dù điều này phụ thuộc vào việc địa điểm đó có bất kỳ hạn chế nào hay không, cũng như cách đo lường độ lớn. Bất cứ khi nào âm thanh nghe dưới 100dB SPL, thì có thể kỹ thuật âm thanh sẽ bị quản lý nghệ sĩ nói “Hey, tăng âm lượng lên đi chứ”.

Mặc dù bạn bắt đầu trải qua cơn đau tai ở 140dB SPL, trong thực tế, tai sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở khoảng 110dB SPL, và bạn bắt đầu có vấn đề, thậm chí ù tai trong nhiều ngày. Nếu bạn đã từng nghe 140dB SPL, bạn có thể không bao giờ nghe thấy tiếng động đó lại một lần nữa.

ĐỊNH VỊ THÍNH GIÁC

Như bạn biết, mức độ về tần số âm thanh giúp chúng ta xác định những loại âm thanh chúng ta đang nghe, và sự khác biệt về âm thanh ở hai tai giúp chúng ta cho biết âm thanh đến từ đâu. Bộ não của bạn có thể phát hiện sự chậm trễ nhỏ nhất trong âm thanh đến cả hai tai, đó là những cái cho phép bạn xác định hướng của nó.

Định vị thính giác rất quan trọng. Ví dụ chân thực nhất là khi bước vào một khu vực chiến tranh, chiến sỹ cần xác định được hướng âm thanh đó đến từ đâu, nhưng nếu ai đó không thể nghe thấy âm thanh phát ra từ đâu, đồng nghĩa với tự sát. Dĩ nhiên, sự định vị thính giác cũng hữu ích trong nhiều tình huống hàng ngày.

Chúng ta có hai mặt phẳng về thính giác, đều là bề mặt phẳng. Một trong hai mặt này là định hướng theo chiều ngang, và mặt kia định hướng theo chiều dọc. Vị trí vật lý của tai ở hai bên đầu cho chúng ta nghe phạm vi cực kỳ cao và nét theo mặt phẳng nằm ngang. Nếu nguồn phát âm thanh ở ngay trước mặt bạn, âm thanh sẽ đến cả hai tai cùng một lúc, đây là cách bộ não của bạn xác định vị trí của âm thanh đó. Tuy nhiên, khi nghe từ một bên trái hay bên phải, sẽ mất nhiều thời gian để âm thanh đến tai xa hơn. Điều này làm cho bộ não của bạn nhận biết được âm thanh ở bên trái hay bên phải nơi bạn đang đứng.

MẤT THÍNH LỰC

Mất thính lực (điếc) rất phổ biến trong ngành công nghiệp có mức độ ồn cao. Có những loại mất thính lực như sau:

DẪN TRUYỀN (CONDUCTIVE)

Xảy ra mất thính lực dẫn truyền khi có cái gì đó làm gián đoạn sự truyền dẫn âm thanh đi từ tai bên ngoài vào tai trong. Có thể do sự tích tụ ráy tai trong tai ngoài hay bị thủng màng nhĩ, đó thường là kết quả của việc không điều trị nhiễm trùng tai, chấn thương đầu, bị chọc cái gì đó vào tai của bạn, hay có quá nhiều chất dịch trong tai giữa (gọi là keo tai).

THẦN KINH CẢM NHẬN (SENSORINEURAL)

Mất thính lực thần kinh cảm nhận gọi là chấn thương âm thanh (acoustic trauma).

Mất thính lực thần kinh cảm nhận bị ảnh hưởng bởi cường độ của âm thanh, khiến việc nghe âm thanh trở nên phức tạp và khó khăn hơn, đặc biệt là trong môi trường ồn ào. Mất thính lực thần kinh cảm nhận có lẽ hầu hết đều có khả năng xảy ra trong môi trường âm thanh lớn, xảy ra không chỉ bởi âm lượng, mà còn bởi thời gian bạn đang ở trong môi trường đó. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra một cách tự nhiên, do độ tuổi – một quá trình gọi là presbyacusis (mất thính lực dần dần), hay cách khác, bị nhiễm trùng, phương pháp điều trị ung thư nhất định, hay do thuốc men.

protect-your-ears

Rõ ràng, có rất nhiều thứ xung quanh tác động lên thính giác nhạy cảm của chúng ta. Vì vậy, bảo vệ thính giác khỏi bị tổn thương và kéo dài thính lực cho tai là việc rất cần thiết, đặc biệt là với các kỹ thuật âm thanh, bởi vì, để mang lại chất lượng và hiệu quả của âm thanh, thì bên cạnh kiến thức chuyên môn, đôi tai là yếu tố không thể thiếu cho một kỹ thuật âm thanh đam mê với nghề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *